Cửa hàng gốm sứ Hoàng Gia chuyên cung cấp các sản phẩm gốm sứ cao cấp https://royalceramic.com.vn/ là một trong những trang thương mại điện tử số 1 tại Việt Nam được thành lập năm 2018. Đây là một trong những website giới thiệu, tư vấn và cung cấp những sản phẩm gốm sứ chất lượng và chính hãng nhất tại Việt Nam.
[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Ý nghĩa bức tranh cá chép hóa rồng là một trong những sản phẩm trang trí nội thất mang tính phong thủy được ưa chuộng. Nhất là đối với những gia chủ kinh doanh hoặc có con cái đang trong kì thi cử quan trọng.
Tuy nhiên, đừng quá lo lắng bởi bài viết hôm nay Royalceramic.com.vn sẽ thay bạn giải quyết những băn khoăn và trăn trở trên!
Không chỉ riêng tranh cá chép vượt vũ môn, có nhiều loại tranh cá chép mang ý nghĩa khác nhau. Tùy theo mục đích của gia chủ mà có thể lựa chọn bức tranh phù hợp.
Cửu ngư quần hội là bức tranh chín con cá chép quây quần bên hoa sen. Chín con cá chép mang ý nghĩa trường tồn, vĩnh cửu. Trước nay, tính thủy được xem là đặc tính may mắn của công danh và sự nghiệp. Tòa sen vàng là biểu trưng của sự giàu sang và phú quý.
Cửu ngư quần hội là bức tranh mang ý nghĩa sự nghiệp công danh thăng tiến, trở nên vinh hoa và vạn sự như ý xuyên suốt quá trình sự nghiệp của gia chủ.
Cá chép là loài linh vật biểu trưng tương tự như rồng. Hình ảnh cá chép vượt vũ môn mang lại nhiều ý nghĩa không chỉ trong nghiệp thi cử mà còn trong cả kinh doanh hoặc sự nghiệp của cả đời người. Trong quan niệm phương Đông, cá chép được xem như rồng trong truyền thuyết.
Ngoài ra, cá chép còn là biểu trưng cho sự bền bỉ và kiên trì. Tranh cá chép hóa rồng được xem là hình tượng thành công thông qua quá trình làm việc siêng năng và chăm chỉ. Hình ảnh vượt vũ môn mang lại tính biểu tượng cho sự thành công và vinh hoa phú quý. Thân cá chép vàng mang lại sự thịnh vượng trường tồn.
Cá chép kết hợp hoa mẫu đơn là loại tranh khó, nhưng mang lại tính phong thủy dồi dào cho gia chủ. Mẫu đơn được xem là vua của các loại hoa, cá chép là biểu trưng vua của loài cá nước ngọt. Sự kết hợp giữa mẫu đơn và cá chép mang lại tính biểu trưng cho sự thịnh vượng và tinh hoa.
Ngoài ra, mẫu đơn còn được xem là loài hoa biểu lộ tình yêu vĩnh cửu. Treo tranh cá chép mẫu đơn còn giúp hòa hợp quan hệ vợ chồng, mang lại sự gắn kết cho tình cảm gia đình bền lâu.
Lý ngư vọng nguyệt hay còn gọi là cá chép trong trăng thường được trưng bày theo cặp. Cá chép trông trăng là biểu trưng của sự viên mãn trường tồn.
Ngoài ra, loại tranh này còn được sử dụng để mang lại may mắn, thành công trong công danh, sự nghiệp của gia chủ.
Tranh cá chép là một trong những loại tranh phong thủy thường được lựa chọn để trang trí nội thất. Tuy nhiên, loại tranh này cũng có những điều kiêng kỵ và lưu ý mà gia chủ cần biết trước khi sử dụng.
Tranh cá chép phù hợp với mệnh Mộc và Thủy. Tuổi phù hợp với loại tranh này là Ngọ và Tỵ. Tuy nhiên tùy theo năm sinh mà gia chủ cần lựa chọn loại tranh và nguyên liệu làm tranh phù hợp.
Người tuổi Tỵ và Nhâm Thìn nên chọn vật liệu làm tranh hiện đại, Các loại tranh thể hiện cá chép Đông Hồ, cá chép ngược dòng…sẽ phù hợp hơn.
Người tuổi Ngọ nên chọn tranh cá chép bằng gỗ, lụa. Các loại tranh phù hợp là tranh cá chép quần hội, cá chép ao sen, cửu ngư đồ…sẽ mang lại may mắn và tài lộc.
Dựa trên thuyết ngũ hành, tranh cá chép thuộc hành thủy nên hợp với các hướng Nam hoặc Bắc. Hướng Đông Bắc – Tây Nam cũng là vị trí phù hợp để bài trí.
– Phòng khách: Sử dụng tranh cá chép quần hội. Cửu ngư quần hội hoặc Cá chép hóa rồng rất thích hợp ở phòng khách. Đây là không gian quan trọng trong nhà. Do vậy bài trí tranh cá chép tại phòng khách sẽ mang lại thịnh vượng và may mắn.
– Phòng làm việc: Phòng làm việc là nơi mang lại kết quả trong sự nghiệp của gia chủ. Bài trí tranh cá chép vượt vũ môn hoặc cá chép trông trăng sẽ mang lại sự tích cực trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó còn mang đến may mắn do biểu trưng sự thăng tiến và thành công trong công danh.
– Phòng sách hoặc phòng học: thường là nơi được bài trí tranh cá chép quần hội hoặc cá chép hóa rồng. Hai loại tranh này biểu trưng cỗ vũ sự kiên trì và bền bỉ. Do vậy trang trí tranh cá chép trong phòng học còn giúp cho thí sinh đạt nhiều may mắn, cổ vũ tinh thần học hỏi và bền chí hơn.
– Phòng ngủ: Thông thường, tranh cá chép hiếm khi được bài trí trong phòng ngủ. Tuy nhiên với một vài trường hợp, tranh cá chép mẫu đơn có thể được trang trí trong phòng ngủ. Nhằm mang lại sự hòa hợp vợ chồng, cũng như sự hài hòa trong tình cảm gia đình.
Ý nghĩa bức tranh cá chép hóa rồng là loại tranh tinh tế mang lại nhiều lợi ích phong thủy cho gia chủ. Chính vì vậy, sử dụng đúng loại tranh cá chép trang trí ở đúng vị trí phong thủy trong nhà sẽ giúp mang lại thịnh vượng và hạnh phúc hơn.
Xem thêm: Xem ngày tốt thỉnh ông địa thần tài theo tuổi 2021
Cách giải bàn thờ Thần Tài khi không dùng nữa? Trên thực tế, có rất nhiều lý do khiến gia chủ phải thực hiện hóa giải bàn thờ Thần Tài. Đó có thể là do doanh nghiệp kinh doanh bị phá sản, gia chủ chuyển nhà nên cần có cách xử lý cho bàn thờ Thần Tài – Ông Địa sao cho hợp lý, không phạm kỵ và phật ý thần linh.Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giải quyết tốt cho vấn đề đặc biệt trên. Vậy nên, hãy theo đọc bài viết hôm nay để tìm ra đáp án cho câu hỏi: Bàn thờ Thần Tài không dùng nữa phải xử lý làm sao? Cách hóa giải bàn thờ đúng phong tục cần thực hiện những gì?
Thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa là phong tục tâm linh có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp vận may, tài lộc và sự phát triển trong con đường kinh doanh ở tương lai.
Tuy nhiên, một khi không còn thực hiện lễ nghi thờ cúng. Gia chủ cũng cần có cách xử lý tốt nhất cho vấn đề đặc biệt trên.
Nhiều người sẽ thắc mắc và hỏi rằng: Bàn thờ Thần Tài không dùng nữa thì hóa giải thế nào?
Câu trả lời rằng: Hãy thực hiện việc giải bàn thờ đúng theo trình tự 5 bước sau. Cụ thể:
Dưới đây là cụ thể từng bước xử lý cách giải bàn thờ Thần Tài, quy tắc không ảnh hưởng hoặc phạm kỵ!
Bước đầu tiên và vô cùng quan trọng là lựa chọn ngày đẹp để thực hiện việc giải bàn thờ Thần Tài – Ông Địa.
Việc thờ cúng trong một thời gian dài đã tạo nên sự linh thiêng nhất định cho bàn thờ cũng như tạo nên một mối quan hệ đặc biệt của thần linh đối với “nơi ăn chốn ở”.
Vì thế, khi không thờ cúng bàn thờ, gia chủ cần lựa chọn kỹ càng ngày tốt để tránh hóa giải vào ngày không may, làm đại kỵ và thất thoát tài lộc của đình.
Như đã nói, gia chủ nên chọn 2 ngày là mùng 1 hoặc ngày 15 âm lịch của hàng tháng để hóa giải.
“Nam mô A Di Đà Phật (đọc 3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật
Hôm nay là ngày… tháng… năm….
Tín chủ con là: … (Họ tên đầy đủ) sinh năm: ….
Tín chủ con xin kính cáo: Chư vị Thổ địa mạch long thần, Tài thần cho phép con sửa soạn lễ vật: Nhục kê quý tửu, phù lưu thanh chước, kim ngân hương đăng, hoa, quả, tiền đình cùng thứ phẩm chi nghi xin làm lễ hoá bàn thờ Thần tài cũ về miền sông nước vĩnh hằng.
Con là người trần, việc thưa gửi có bề chưa được thấu tỏ, con có tờ giấy cánh sớ xin kính cẩn tấu bày. Kính xin chư vị tôn thần cho con được thành tâm kính lễ.
Nam mô A Di Đà Phật ( lặp lại 3 lần)
Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ (vái lạy 3 lạy)
Phục dĩ (vái lạy 1 lạy)
Phúc lộc thọ khang ninh, nãi nhân tâm chi kỳ nguyện, Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ đắc hanh thông phát đạt, tai ương hạn ách bằng. Thánh lực dĩ giải trừ. Nhất niệm chí thành, thập phương cảm cách.
Viên hữu (vái lạy 1 lạy)
Thượng phụng (vái lạy 3 lạy)
Thiên thánh hiến cống, Hạ thiên tiến lễ bái thánh thần Thiên di hoá bản thần tài ban thờ đắc bình an thông thuận, gia đình đắc phát đạt hưng vượng (chắp tay vái lạy 1 lạy)
Kim thần tín chủ: … tuổi: … (năm sinh hoặc năm tuổi) Ngũ thập tứ tuế.
Chủ Lễ: Tiến lễ bái thánh thần thiên di Thổ địa long mạch Tài thần
Đầu thành ngũ thể, tịnh tín nhất tâm, cụ hữu sớ văn chí tâm.
Thượng phụng – Cung duy (chắp tay lễ 3 lễ)
Đương xứ Thành Hoàng, Hành khiển thổ địa – Phúc đức chính thần vị tiền. Ngũ phương long mạch, Tiền hậu địa chủ, tiếp dẫn Tài thần vị tiền. Tôn thần động thừa, chiếu giám phục nguyện.”
Sắm sửa lễ vật trên bàn thờ cũng là một phần hết sức quan trọng thể hiện sự thành tâm và kính trọng của gia chủ đối với các vị thần linh. Do đó, bạn cần chuẩn bị lễ vật sau đây:
Sau khi chọn được ngày lành và chuẩn bị lễ vật cho bàn thờ Thần Tài – ông Địa. Gia đình thực hiện việc cúng bái theo cách sau đây:
Hương tàn, gia chủ hóa giấy đinh giấy tiền trên bàn thờ. Các lễ vật cúng tế và cả bàn thờ nên được thả trôi sông. Đồ vật bằng gỗ thì nên đốt hóa thành tro và rải theo sông.
Không được hóa giải nhầm bát hương ở những bàn thờ cúng khác. Khi nhang đã cháy hết, gia chủ cũng cần đem chân hương để hóa chung với giấy đinh sau khi hành lễ. Bát hương cũng phải được thả trôi sông cùng với bàn thờ cúng.
Nếu gia chủ quyết định chuyển bàn thờ đi qua nhà mới, bạn cần chuẩn bị thêm một mâm lễ để tạ ơn trời – đất trước 1 ngày.
Vào ngày chuyển nhà, gia chủ cần đứng trước bàn thờ và vái 3 lạy để khấn xin các vị thần linh, gia tiên trong ngôi nhà để được phép chuyển bàn thờ về nơi ở mới. Trong bài khấn, gia chủ cũng nên đọc rõ địa chỉ, tên tuổi và số nhà để thần linh biết.
Dùng tiền âm phủ lót phía dưới thùng carton hoặc đồ chứa được vệ sinh sạch sẽ để đựng bát hương, đậy kín lại không để bát hương lộ thiêng.
Sau khi di chuyển đến khu vực thờ cúng mới gia chủ lấy khăn nhúng rượu gừng để tịnh hóa và thắp nhang, hành lễ như thường.
Mong rằng bài viết của Royalceramic.com.vn : “Bàn thờ Thần Tài không dùng nữa thì sao? Cách giải bàn thờ!” hôm nay sẽ hữu ích với bạn!
Muốn thay đổi bàn thờ Thần Tài gia chủ cần lưu ý đến nhiều điều. Đây cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm vì đại đa số mọi người chưa biết cách để giải bàn thờ cũ. Và thay đổi bàn thờ mới như thế nào hợp phong thủy, không phạm kỵ hay ảnh hưởng đến sự linh thiêng của bàn thờ.
Tuy nhiên, đừng quá lo lắng bởi bài viết hôm nay Royalceramic.com.vn sẽ thay bạn giải quyết những băn khoăn và trăn trở trên!
Theo truyền thuyết kể lại, Thần Tài là vị thần cai quản của cải, tài lộc và tiền bạc của nhân gian. Trong một lần say rượu lỡ chân “rơi” xuống trần. Mỗi một nơi ông đi qua đều nhận được may mắn, tài lộc và của cải dồi dào.
Hằng năm cứ đến mùng 10 tháng Giêng (ngày ông bay về trời), các gia đình làm ăn buôn bán sẽ tổ chức thờ cúng Thần Tài với mong muốn nhận được tiền tài, phúc lộc. Kinh doanh đắt khách và trở nên giàu có, thịnh vượng hơn.
Vì nhiều lý do mà gia chủ muốn thay đổi bàn thờ Thần Tài. Tuy nhiên, không phải cứ mong muốn là sẽ thực hiện được. Bởi theo quan niệm tâm linh, phong thủy thì chỉ nên thay bàn thờ mới trong các trường hợp như:
Bàn thờ là nơi linh thiêng và tôn nghiêm trong gia đình. Vì thế, gia chủ cần quan tâm đến các vấn đề về phong thủy. Để gia tăng vượng tài, cầu phúc và sự bình an, thuận lợi.
Khi muốn thay đổi bàn thờ Thần Tài, bạn cần lựa chọn ngày mùng 1 hoặc ngày 15 âm lịch để cúng bái.
Kích thước bàn thờ có thể tăng lớn hơn hoặc nhỏ lại nhưng nhất định phải tương xứng với không gian thờ cúng.
Khi đã đổi bàn thờ cũ thành bàn thờ mới và đã bày trí xong theo đúng phong thủy; gia chủ cần phải thắp hương. Và đọc bài khấn để thỉnh mời Thần Tài quay về nơi thờ cúng mới.
Royalceramic.com.vn sẽ hướng dẫn đến bạn một số thủ tục cần lưu ý khi thay bàn thờ Thần Tài. Cụ thể:
Ngày mùng 1 và ngày rằm là hai thời điểm thích hợp để thực hiện việc chuyển lư hương từ bàn thờ cũ sang bàn thờ mới. Trước khi thực hiện, gia chủ cũng cần vái 3 lần để khấn xin ngài cho phép được giải lư hương.
Chuyển lư hương gia chủ cũng cần chuẩn bị hương đăng trà quả. Không phải chỉ riêng với bàn thờ Thần Tài. Bạn cũng cần khấn xin bàn thờ gia tiên cùng các thần linh. Để các ngài có thể đứng ra minh chứng cho việc quan Thần Tài hưởng thụ lễ lộc dâng lên và thỉnh mời ngài đến nơi thờ mới.
Đồ cũ thuộc bàn thờ cũ cần được xử lý bằng cách thả xuống sông hồ đảm bảo sự mát mẻ. Đối với đồ gỗ, để đảm bảo vệ sinh môi trường gia chủ nên đốt thành tro và cũng rải xuống sông hồ.
Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý khi dọn bàn thờ về nơi ở mới:
Việc bày trí bàn thờ cần thực hiện đúng theo phong thủy, hợp với địa lý. Vị trí đặt bàn thờ nên sạch sẽ, không nên đặt dưới bàn thờ gia tiên. Hoặc những bàn thờ thờ cúng các vị thần tài khác treo trên tường.
“Đức trọng thì quỷ thần khâm” vì thế nếu gia chủ làm ăn có đức, thiện lành thì ắt sẽ có quý nhân, thần linh giúp đỡ.
Nên lập bàn thờ mới sau khi chuyển nhà và ngôi nhà mới đã hoàn thiện mọi nội thất bên trong. Điều này tránh sự thay đổi hay di chuyển bàn thờ thêm một lần nữa làm ảnh hưởng đến linh khí của nơi thờ cúng.
Muốn thay đổi bàn thờ Thần Tài cần chú ý đến nhiều điều và cần thực hiện theo nhiều bước khác nhau. Vậy thì tài vận mới tích tụ, phù hộ và cầu may mắn cho gia chủ.
Trên đây là những điều mà bạn cần quan tâm chú ý khi thay bàn thờ Thần Tài mới. Mong rằng tài lộc, vượng khí sẽ lũ lượt kéo đến với ngôi nhà, nơi kinh doanh của bạn!
Thường xuyên theo dõi bài viết tâm linh tại Royalceramic.com.vn mỗi ngày bạn nhé!
Tỳ Hưu là linh vật, vật phẩm phong thủy được nhiều người ưa chuộng đặt trên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa trong văn phòng, nơi làm việc, nhà ở. Để cầu mong sự may mắn, thuận lợi và tài lộc.
Vậy đặt Tỳ Hưu trên bàn thờ Thần Tài như thế nào là đúng phong thủy, giúp gia tăng tiền tài, lộc phát?
Hãy cùng Royalceramic.com.vn đi tìm lời giải cho thắc mắc trên, bạn nhé!
Bàn thờ Thần Tài là nơi linh thiêng và quan trọng đối với nhiều gia đình Việt, đặc biệt là những người làm ăn, buôn bán.
Trong đó, Tỳ Hưu là linh vật có ý nghĩa và khả năng trong việc chiêu tài, thu lộc. Tuy nhiên, chỉ khi được đặt đúng cách, linh vật này mới có thể phù hộ cho gia chủ làm ăn thuận lợi, sung túc và thịnh vượng.
Ngoài ra, việc đặt Tỳ Hưu lên bàn thờ Thần Tài còn là cách gia tăng linh khí. Và giúp nơi thờ cúng trở nên linh thiêng hơn. Từ đó, mọi lời thỉnh cầu, nguyện ước của gia chủ sẽ được thần linh chứng giám, phù hộ, sở cầu như ý.
Sau đây là cách đặt Tỳ Hưu lên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa mang may mắn, tăng linh khí bàn thờ mà bạn cần quan tâm:
Theo quan niệm phong thủy, việc đặt Tỳ Hưu lên bàn thờ theo đúng phương vị có khả năng hóa giải Ngũ Hoàng Đại Sát. Những sát tinh nếu phạm phải có thể khiến nhiều điều không may ập đến.
Vậy nên, gia chủ cần xác định phương vị Ngũ Hoàng Đại Sát Đáo Tọa trong năm là hướng nào. Tiếp theo, ở phương vị Ngũ Hoàng Đại Sát bay đến. Gia chủ đặt hai linh vật Tỳ hưu ở phía sau cửa chính. Đầu Tỳ Hưu phải đặt hướng về phía trước với ý nghĩa hóa giải sát khí Ngũ Hoàng Đại Sát.
Tỳ Hưu được sử dụng là loại bằng đồng, vì theo ngũ hành Ngũ Hoàng Đại Sát thuộc hành Thổ. Nên sử dụng vật phẩm phong thủy hành Kim mới có khả năng khắc chế.
Có thể bạn quan tâm:
Phương hướng: Việc lựa chọn phương hướng để đặt Tỳ Hưu lên bàn thờ Ông Địa – Thần Tài là vô cùng quan trọng.
Vậy nên gia chủ cần tìm hiểu chính xác đúng vận mệnh, cung bát quái của bản thân để xác định hướng đặt Tỳ Hưu hợp phong thủy. Từ đó, mang lại những điều tốt lành, thu hút tài lộc, thuận lợi. Trong đường công danh, sự nghiệp, mọi sự hanh thông, suôn sẻ.
Vị trí: Không gian bày biện bàn thờ Thần Tài – Ông Địa thường khá hạn chế. Vậy nên vị trí tốt nhất, hợp phong thủy nhất để đặt Tỳ hưu ở bàn thờ là tại cung Tài hướng ra cửa chính/ cửa sổ.
Để linh vật mang đến sự linh thiêng và nguồn khí dồi dào cho bàn thờ. Ngoài việc lựa chọn phương hướng, vị trí; gia chủ cũng cần khai quang điểm nhãn cho Tỳ Hữu.
Cách khai quang Tỳ Hưu khá đơn giản, gia chủ có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đặt Tỳ hưu hướng về phía cửa Thần Tài trước khi khai quang.
Bước 2: Gia chủ đứng phía sau Tỳ hưu, hai bàn tay chắp theo hình dấu “+”, nhắm mặt và thành tâm cầu nguyện.
Bước 3: Quay Tỳ hưu hướng về phía mình.
Bước 4: Dùng khăn bông sạch thấm nước trà điểm vào 2 mắt của Tỳ hưu (mắt trái trước mắt phải sau) và lặp đi lặp lại 3 lần.
Bước 5: Tay trái giữ Tỳ Hưu, tay phải xoa đầu Tỳ Hưu (từ phía trước ra phía sau) và cũng lặp lại 3 lần.
Bước 6: Gia chủ bắt đầu thả lỏng tai, tháo dây đỏ ở cổ Tỳ Hưu ra.
Nếu đặt Tỳ Hưu lên bàn thờ Thần Tài trong nhà. Gia chủ tránh để Tỳ Hưu đối diện với gương hoặc quay mặt vào bên trong ngôi nhà. Điều này không chỉ phạm vào đại kỵ mà còn khiến Tỳ Hưu không thể hút vượng khí, tài lộc.
Nếu đặt Tỳ Hưu trên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa, bát hương trong nhà không được chứa cát. Mà phải có gạo trân châu, gạo đỏ hoặc gạo đen. Với ý nghĩa giúp tăng linh khí cho Tỳ Hưu.
Mâm hoa quả trên bàn thờ không được để lê và dâu tây. Mỗi ngày gia chủ nên đốt một khoanh hương vòng hoặc đặt 1 ly nước bên cạnh Tỳ Hưu. Bởi như vậy sẽ giúp linh vật kiếm tiền tài mang về cho gia chủ.
Không được thay đổi vị trí đặt Tỳ Hưu tùy tiện. Không được sờ vào đầu hoặc mồm của Tỳ Hưu. Nếu gia chủ muốn di chuyển vị trí linh vật thì cần dùng một mảnh vải màu đỏ. Để che phần đầu Tỳ Hưu sau đó mới di chuyển.
Một năm chỉ nên lau chùi, vệ sinh Tỳ Hưu 4 lần là 6/2, 2/6, 14/7, 12/9 âm lịch.
Tỳ Hưu hợp với nam, kỵ phụ nữ và đặc biệt là phụ nữ đang mang thai hoặc đang đến tháng. Vậy nên phụ nữ cần tránh thắp hương cho bàn thờ khi đang ở một trong hai tình trạng trên. Nếu không muốn gia đình gặp phải không may, tài lộc hao kém,…
Hi vọng rằng với nội dung bài viết mà Royalceramic.com.vn vừa chia sẻ. Đã giúp bạn biết được cách đặt và thờ cúng Tỳ Hưu ở bàn thờ Thần Tài đúng theo phong thủy và thu về những điều tốt lành!
Việc trang trí và bày trí nơi thờ tự không chỉ là cách thể hiện sự thành tâm của gia chủ mà còn là một phần quan trọng có khả năng nhân đôi sự linh thiêng cho bàn thờ. Góp phần đem lại sự bình an, sung túc, công việc thuận lợi, suôn sẻ.
Thế nhưng không phải ai cũng biết cách trang trí bàn thờ Ông Địa- Thần Tài sao cho đẹp mắt lại đúng phong thủy để chiêu tài, hút lộc cho gia đình và công việc buôn bán.
Vậy nên hãy theo dõi bài viết hôm nay của Royalceramic.com.vn để tìm ra cách trang trí, sắp xếp bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa sao cho hợp phong thủy, tục lệ.
Trước khi trang trí hay bày trí bàn thờ Thần Tài – Ông Địa, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm thờ cúng bao gồm:
Trên đây là những vật phẩm nên có trên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa. Gia chủ cũng có thể đặt một vài vật phẩm trang trí bàn thờ Ông Địa khác đồng thời gia tăng sự linh thiêng của bàn thờ như linh vật Tỳ Hưu, vòng tỏi, vòng hoa mai,…
Có thể bạn quan tâm:
Để nơi thờ cúng thật sự linh thiêng, mang lại sự thuận lợi, may mắn và tài lộc; gia chủ cần bố trí bàn thờ Thần Tài – Ông Địa đúng theo quy tắc sau:
Từ bao đời nay, bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa luôn được đặt dưới mặt đất. Trong đó, tượng Thần tài được đặt bên trái tính từ bên ngoài nhìn vào, Ông Địa được đặt ở phía bên phải.
Bài vị phải đặt ở bên trong cùng của bàn thờ, được viết bằng chữ “Chiêu tài tiến bảo”.
3 chén này sẽ đặt giữa hai ông Thần Tài và Thổ Địa. Lưu ý: ba chén gạo, muối, nước chỉ được phép thay vào cuối năm và trước khi đem vào bàn thờ chúng cần được làm sạch.
Nằm ở giữa bàn thờ là bát hương. Bát hương khi được mua về cũng cần được vệ sinh tẩy uế và khi bốc bát hương gia chủ cũng cần phải tuân theo những thủ tục nhất định.
Bát hương trong suốt quá trình thờ cúng không nên bị xê dịch, gia chủ nên cố định bằng cách dùng keo 502.
Theo quy luật Đông Bình Tây Quả, đĩa trái cây sẽ nằm ở bên trái theo hướng từ ngoài nhìn vào trong.
Trái cây được chọn cho bàn thờ Thần Tài – Ông Địa cần tươi, không được úng héo. Gia chủ nên chọn 5 loại quả với nhiều màu sắc, kích thước ngụ ý mang tài lộc vào nhà và cũng là cách trang trí bàn thờ Ông Địa thêm bắt mắt hơn!
Đĩa cây được đặt bên trái thì lọ hoa sẽ ở bên ngược lại – bên phải từ ngoài nhìn vào. Hoa được sử dụng phải tươi, không được dùng hoa giả, hoa nặng mùi.
Cóc ba chân hay còn gọi là Thiềm Thừ hoặc Cóc ngậm tiền với ý nghĩa thu giữ tiền bạc cho gia chủ không bị trôi đi. Ông Cóc nên được đặt phía bên trái từ ngoài vào. Tuyệt đối không đặt đối diện với cửa ra vào mà đặt chéo hoặc chếch đi.
Gia chủ sáng quay cóc ra ngậm tiền vàng, lộc phát và tối quay Cóc vào để tiền bạc không bị trôi đi.
Đặt tượng Phật Di Lặc giống như một cách trang trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài. Gia chủ nên đặt tượng ở phía trên của bàn thờ. Phật Di Lặc sẽ có nhiệm vụ sẽ quản lý cũng như kịp thời ngăn chặn những hành vi sai trái của hai vị thần.
Gia chủ nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập. Với ý nghĩa tượng trưng cho 5 phương, cho ngũ hành phát triển.
Nên đặt bên ngoài một chén nước sâu lòng và rắc những cánh hoa lên trên với ý nghĩa Minh Đường Tụ Thủy.
Dù Thần Tài – Thổ Địa thích được thờ cúng dưới đất nhưng hai ông rất ưa sạch sẽ. Vậy nên gia chủ cần giữ cho không gian và khu vực thờ cúng sạch sẽ bằng cách thường xuyên lau chùi, quét dọn.
Khi trời mưa to, gia chủ nên bê tượng Thần Tài, Ông Địa và Ông Cóc đặt vào một cái thau sạch và để tắm mưa tầm 15 phút. Sau đó lau khô, xịt nước thơm và tiến hành thắp hương.
Thờ cúng Thần Tài – Ông Địa người xưa rất kiêng kỵ về việc làm động bát hương. Bởi điều này rất có thể khiến cho tài lộc ngôi nhà, công việc làm ăn bị xáo trộn, ảnh hưởng và thất thoát tiền bạc.
Cúng Thần Tài – Ông Địa nên chọn những lễ vật thờ cúng như: đồ ngọt, thịt quay, bánh hỏi, chuối,…tiền vàng. Hoa nên là hoa cúc, hoa hồng, đồng tiền,…tránh những loại có mùi quá nồng.
Tuyệt đối không được để hoa quả bị hư úng lên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa.
Lúc mới lập bàn thờ gia chủ cần phải thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày để bàn thờ tụ khí, tăng sự linh thiêng; thắp đèn liên tục. Và nên chọn những loại nhang cuốn cũng là cách trang trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài thêm đẹp mắt. Đặc biệt, chân nhang trên bàn thờ chỉ được rút vào ngày 23 tháng Chạp.
Lộc cúng trên bàn thờ tuyệt không chia cho người ngoài, chỉ có người trong nhà mới được dùng nếu không tài lộc sẽ theo đó đi ra ngoài.
Mong rằng bài viết của Royalceramic.com.vn hôm nay là hữu ích với bạn!
Cửa hàng gốm sứ Hoàng Gia chuyên cung cấp các sản phẩm gốm sứ cao cấp https://royalceramic.com.vn là một trong những trang thương mại điện tử số 1 tại Việt Nam được thành lập năm 2018. Đây là một trong những website giới thiệu, tư vấn và cung cấp những sản phẩm gốm sứ chất lượng và chính hãng nhất tại Việt Nam. Danh mục chính: Quà tặng gốm sứ Ấm chén Minh Long Gốm sứ Bát Tràng Gốm sứ Minh Long